Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Tiếng Nhật - tổng quan [_P4_Các Kỳ Thi]

Sau ba phần đầu chia sẻ tổng quan về tiếng Nhật thì hôm nay có lẽ mình sẽ giới thiệu qua về các kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật các bạn nhé!

Theo mình biết thì có ba kỳ thi để đánh giá năng lực của những người học tiếng Nhật như là một ngôn ngữ thứ hai của mình.

1. NAT-TEST

Mỗi năm sẽ có sáu đợt thi NAT-TEST và các đợt này sẽ rơi vào các tháng chẵn của năm (2, 4, 6, 8, 10, 12). Tuy nhiên, vào các tháng 2, 6, 10 sẽ tổ chức thi đủ các cấp độ từ N1 - N5, còn các tháng còn lại (4, 6, 8) sẽ chỉ có các cấp độ từ N3 - N5.

Vậy các cấp độ đó là gì??? Thường thì để đánh giá sự thông thạo tiếng Nhật của học viên, người ta sẽ chia ra năm cấp độ tương ứng với trình độ từ thấp đến cao (từ mới bắt đầu - thành thạo): N5 - N4 - N3 - N2 - N1. Riêng N5 sẽ thi vào buổi sáng, từ N1 - N3 sẽ thi vào buổi chiều.

Với bài thi NAT-TEST, sẽ có ba phần chính theo cấu trúc đề thi, gồm phần "Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng và ngữ pháp)", phần "Đọc hiểu" và cuối cùng là phần "Nghe".

Về tiêu chuẩn đỗ, điểm số của mỗi phần thi phải trên 25% tổng điểm tối đa của mỗi phần, và nguyên tắc tính điểm là phải đạt được tổng điểm trong khoảng điểm đỗ. Điểm tối đa cho mọi cấp độ là 180 điểm và tùy vào mỗi cấp độ, các phần tương ứng sẽ có điểm số khác nhau.

Kỳ thi NAT-TEST

2. TOP J - TOP JAPANESE

Cũng tương tự như NAT-TEST, kỳ thi TOP J được tổ chứ sáu đợt trong một năm và rơi vào các tháng lẻ trong năm (1, 3, 5, 7, 9, 11). Tuy nhiên, vào tháng 1 và tháng 7 sẽ chỉ tổ chức thi trình độ sơ cấp, tháng 5 và tháng 11 sẽ chỉ tổ chức thi trình độ cao cấp.

Khác với NAT-TEST, kỳ thi TOP J lại chỉ chia thành ba cấp độ để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Nhật của người học, đó là "Sơ cấp", "Trung cấp" và "Cao cấp". Trong mỗi cấp độ đó lại được chia thành ba cấp độ nhỏ hơn với mức độ thành thạo giảm dần là A, B, C. Ví dụ học viên trình độ sơ cấp A sẽ có khả năng sử dụng tiếng Nhật tốt hơn học viên trình độ sơ cấp B một chút. và tương tự cho các trình độ còn lại.

Cấu trúc đề thi của TOP J gồm hai phần chính là "Nghe" và "Viết".
*Trong phần thi "Nghe" gồm ba phần nhỏ:
- Phần 1: Câu hỏi tranh ảnh
- Phần 2: Câu hỏi ứng đáp
                Câu hỏi hội thoại
                Câu hỏi thuyết minh
                Câu hỏi nghe, đọc hiểu
                Câu hỏi tổng hợp
- Phần 3: Câu hỏi đọc hiểu
*Và phần thi "Viết" sẽ gồm các phần còn lại:
- Phần 4: Văn hóa Nhật Bản
- Phần 5: Câu hỏi tranh ảnh
- Phần 6: Câu hỏi ứng đáp
               Câu hỏi hội thoại
               Câu hỏi thuyết minh
Tổng điểm tối đa cho mỗi cấp độ là 500 điểm.

Kỳ thi TOP J

3. JLPT - JAPANESE LANGUAGE PROFICIENCY TEST

Khác với hai kỳ thi ở trên, JLPT chỉ tổ chức hai lần một năm vào chủ nhật tuần đầu tiên của tháng 7 và tháng 12. Với JLPT thì không có "sự phân biệt" như NAT-TEST và TOP J vì tất cả các cấp độ sẽ được tổ chức thi vào hai tháng đó, có lẽ do thời gian thi không nhiều bằng hai kỳ thi trên.

JLPT sẽ chia ra năm cấp độ để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Nhật của người học, từ N5 - N1 sẽ tương ứng với trình độ từ mới bắt đầu - thành thạo. 

Với JLPT, cấu trúc đề thi sẽ được chia thành ba phần chính: phần "Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, Từ vựng, Ngữ pháp)", phần "Đọc hiểu" và phần "Nghe hiểu". Đối với cấp độ N1 và N2 thi kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp) và đọc hiểu được gộp chung. Còn với các cấp độ N3, N4 và N5 thì bài thi chia làm hai phần: 
- Phần 1: Kiến thức ngôn ngữ gồm chữ, từ vựng
- Phần 2: Kiến thức ngôn ngữ gồm ngữ pháp và đọc hiểu
Tổng điểm tối đa cho tất cả các cấp độ là 180 điểm và tùy vào mỗi cấp độ sẽ có cách tính điểm hơi khác nhau do có sự thay đổi về cấu trúc bài thi.

Kỳ thi JLPT

Phù...cuối cùng cũng xong!

Trên đây là bài viết mình muốn giới thiệu qua về các kỳ thi đánh giá năng lực ngôn ngữ trong tiếng Nhật. Hy vọng các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt và ôn luyện thật kĩ trước khi lên đường chinh phục nó. Hãy nhớ rằng: "Không chuẩn bị chính là chuẩn bị cho sự thất bại"! 

Hy vọng nó có ích với các bạn. Nếu có thắc mắc hay muốn chia sẻ điều gì các bạn cứ thoải mái comment dưới bài này nha. Cảm ơn mọi người rất nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét